Nguyên nhân thường xảy ra trong lúc tranh giải, thí dụ như môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, đấu võ... Vô ý va chạm mạnh vào vùng mũi, ắt phải chảy máu mũi.

Ta cứu chữa bằng cách như sau:
Đặt nạn nhân nằm thẳng mặt để ngửa, đắp trên trán một chiếc khăn nhúng nước lạnh, nếu có nước đá chườm vào gáy càng tốt. Đoạn kéo nạn nhân ngồi dậy trong tư thế ngồi tay buông lỏng, vẫn dùng khăn bọc nước đá kéo dọc theo đường xương sống từ gáy đến tận thắt lưng (vùng mạng môn huyệt). Nếu máu vẫn còn chảy vì chấn thương nặng phải dùng đến bí quyết giải huyệt.

Cách bấm và giải huyệt: Tay trái đỡ cằm nạn nhân, tay phải bấm huyệt Phong phủ,sau đó để nạn nhân trong tư thế mặt cúi xuống cằm chạm ngực, dùng cạnh mép tay phải chém vào huyệt Thiên trụ vớt lên huyệt Phong phủ. Lập tức dòng máu ngưng chảy, nên nhớ bàn tay phải ....lui lại lấy đà giải huyệt không quá 20 cm. Kỹ thuật này nhằm mục đích gây nên một chấn động nhẹ vào đốt xương cổ thứ nhất vị trí huyệt Thiên trụ cũng là vị trí hệ thần kinh đối giao cảm được kích thích làm dòng máu bị gián đoạn trong một phần giây thời gian. Nhờ sự gián đoạn đó mà máu ở vùng mũi bị vỡ được đông lại không chảy máu nữa.


Nếu nạn nhân vẫn bị choáng, bấm thêm: huyệt Thượng tinh, Đại chùy, Hợp cốc, Nghênh hương, Ủy trung.
Sau đó để nạn nhân nằm ngửa vài phút, tránh không được cử động mạnh như xì mũi hoặc thở mạnh. Nạn nhân nên thở bằng miệng, khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút.

CÁCH CỨU CHỮA BỊ TOÉT MÍ MẮT HOẶC CHÂN MÀY BỊ TOÉT CHẢY MÁU

Cho nạn nhân ngồi xuống, tư thế ngồi dựa đầu nạn nhân về phía sau có thể tỳ ngả vào đầu gối người cứu. Lập tức lấy hai ngón tay cái và chỏ của bàn tay phải bấm kẹp vào vết thương đang rỉ máu khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút, ta từ từ buông ra không bấm nữa, kỹ thuật bấm kẹp vết thương để cầm máu này là ảnh hưởng do cơ chế đông máu làm liền miệng vết thương. Tuy nhiên không được cử động mạnh như lên gân cơ bắp, vì vết thương chưa lành hẳn.

Cách lấy huyệt vùng đầu cổ tay chân và sau gáy (giải huyệt chảy máu mũi và toét mí mắt)
Huyệt:
1. Thượng tinh
2. Đại chùy
3. Hợp cốc
4. Nghênh hương
5. Ủy trung

GIẢI HUYỆT BỊ ĐÁ ĐÁNH TRÚNG HẠ BỘ

Bị đá trúng hạ bộ, tinh hoàn chạy lên trên, ta đưa chúng về vị trí cũ bằng những phương pháp giải huyệt như sau:
Nếu không bị bất tỉnh chỉ điếng người, hãy đỡ nạn nhân đứng dậy và giúp cho anh ta nhảy tại chỗ. Hai chân phải thẳng nhấn mạnh gót xuống mặt đất thường thường như vậy khoảng 10 lần là đâu sẽ vào đó.
Nạn nhân không thể nào đứng dậy được vì quá đau đớn, thì cho nạn nhân ngồi hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Người cứu đứng sau lưng hai tay luồn qua nách nạn nhân nhấc anh ta lên khỏi mặt đất khoảng 20 cm và để rơi phịch xuống bằng tất cả sức nặng cơ thể anh ta, tuy nhiên người cứu vẫn nắm giữ nạn nhân. Làm như vậy liên tục chừng mươi lần là khỏi.

Dùng ức bàn chân đá vào đốt thắt lưng (12 - 13) kích thích hai bên là huyệt Thận du. Nếu dùng chân phải giải huyệt, chân phải cách mặt đất chừng 15cm - 20cm. Vị trí từ ức bàn chân đến thắt lưng khoảng 25cm - 30 cm. Khi đá chân phải mềm dẻo.

Bằng một kỹ thuật đá chuẩn xác chậm rãi thăm dò từ 1 đến 3 lần. Khi thấy sắc mặt nạn nhân binh thường trở lại, biết là tinh hoàn đã trở về vị trí cũ, thì dừng đá. Sau đó giúp nạn nhân đi thong thả vài bước (cầm tay nạn nhân quàng qua vai mình, ôm hông kè dìu đi) cho cơn đau thật sự chấm dứt.

*. Trường hợp nặng:
Cách giải huyệt hạ bộ khi nạn nhân đã bất tỉnh: Để nạn nhân nằm ngửa 2 tay buông xuôi, 2 chân duỗi thẳng. Người cứu đứng về phía phải sát với chân nạn nhân, người cuối xuống tay trái nắm lấy cổ chân phải của nạn nhân còn chân trái vẫn để nguyên, kéo chân phải lên sau đó dùng đốt thứ hai ngón giữa bàn tay phải điểm thật mạnh vào huyệt Công tôn, điểm thật mạnh từ 1 đến 3 lần thật chuẩn xác đúng huyệt, kỹ thuật tay phải lui lại để lấy đà giải huyệt khoảng cách từ 20cm - 30cm.

Cũng có thể dùng cạnh bàn chân trái nhấn vào huyệt di tinh đưa xuống khí xung, cùng lúc dùng mép cạnh bàn tay phải chém mạnh vào huyệt (Công tôn) kích ứng vào phương pháp này hiệu nghiệm hơn cả.

 
Top