Học thuyết ngũ hành lấy năm loại vật chất cơ bản theo các nhà hiền triết cổ đại quy nạp vạn vật hình hình sắc sắc của thế giới đại thiên (Nguyên là từ ngữ của Phật giáo: tiểu thiên, trung thiên và đại thiên thế giới là ba loại thế giới hơn nhau gấp ngàn lần. Sau dùng từ này để chỉ thế giới bao la) vào kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Giữa chúng còn có một quy luật tương sinh, tương khắc tuần hoàn không dứt. "Tương sinh" mang ý là cùng sinh ra nhau, giúp nhau lớn mạnh, tức là mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ. "Tương khắc" là mang ý chế ước lẫn nhau, kìm hãm nhau, tức thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ.

Học thuyết ngũ hành cũng như học thuyết âm dương có ảnh hưởng lớn đến nhiều phương diện của văn hóa truyền thống Trung Quốc, võ thuật cũng không ngoại trừ.

Học thuyết ngũ hành quan hệ dến võ thuật Trung Hoa với thể hiện lớn nhất ở Thái Cực Quyền và Hình ý quyền. Hai loại quyền thuật này đều lấy tư tưởng chỉ đạo là " ngũ hành sinh khắc chế biến hóa" kết hợp với thế quyền, kết hợp với cơ thể người ta, lấy "nội, ngoại ngũ hành" của thân thể người làm chủ.

Quan hệ của ngũ hành với võ thuật biểu hiện ở các mặt sau: 
Thứ nhất, lấy hình dạng, tính năng, phương vị của ngũ hành làm cơ sở chuẩn, đem các thức quyền phối hợp thành tổ lấy ngũ hành làm hệ thống, làm nguyên tố cơ bản cấu thành các loại quyền thức, chiêu, thức trong võ thuật. Ví như hình trạng của "mộc" trong ngũ hành là có thể uốn cong duỗi thẳng, hình ý quyền lấy đòn băng quyền đánh ra theo phương thẳng thuộc mộc. Trong quyền phổ Hình ý quyền có nói: " Hình của tý quyền tựa búa, tính thuộc kim"; hình của toản quyền (nguyên văn "toản" là cái dùi, còn nghĩa là xuyên đục) như điện, tính thuộc thủy; hình của băng quyền như tên (bay), tính thuộc mộc; pháo quyền có hình như pháo (nổ), tính thuộc hỏa; hình của hoành quyền như đạn, tính thuộc thổ". (Xin xem "Hình ý mẫu quyền"). Lại như ngũ hành phân bố năm phương vị: phương Nam: Hỏa , phương Bắc : Thủy, phương Đông : Mộc, phương Tây : Kim, trung ương là Thổ; cũng như năm phương vị của người : trước, sau, phải, trái, và ở giữa. Thái cực quyền cũng y như vậy, cũng đem bộ tiến, bộ thoái, quay tả, nhìn hữu, định ở giữa làm ngũ hành.

Thứ hai, lấy ngũ hành kết hợp với cơ thể người. Nhà võ lấy lập luận ngũ hành kết hợp với cơ thể người đều theo lý luận lấy từ Trung y. Lập luận thường dùng có ngũ hành phối hợp với ngũ tạng : tức gan (can) thuộc mộc, tim (tâm) thuộc hỏa, lá lách (tỳ) thuộc thổ, phổi (phế) thuộc kim, thân thuộc thủy gọi là "nội ngũ hành". Lấy ngũ hành phối với ngũ thể, tức gân (cân) thuộc mộc, mạch thuộc hỏa, cơ bắp thuộc thổ, da lông thuộc kim, xương (cốt) thuộc thủy; Lấy ngũ hành phối hợp với ngũ quan, tức mắt thuộc mộc, lưỡi thuộc hỏa, miệng thuộc thổ, mũi thuộc kim, tai thuộc thủy gọi là "ngoại ngũ hành". Nhà quyền thuật cho rằng nội ngoại ngũ hành phải hợp nhau tức "nội ngũ hành phải hợp, ngoại ngũ hành phải thuận", "nội ngoại đồng hóa", điều hòa tạng, phủ khí tức hơi thở, tinh, khí, cùng hóa lẫn nhau đạt tới hiệu quả khỏe thân sống thọ.

Thứ ba, là lấy nguyên lý ngũ hành âm dương tương khắc để giải thích tác dụng "công, phòng" của chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau. Nhu lý luận của hình ý quyền cho rằng: "Phách quyền có thể khắc băng quyền, băng quyền có thể khắc hoành quyền, hoành quyền có thể khắc đoản quyền, đoản quyền có thể khắc pháo quyền , pháo quyền có thể khắc phách quyền". Trong bài đối luyện, hai người có thể theo thứ tự công, phòng kể trên phối hợp tập luyện với nhau thì gọi là "ngũ hành pháo" hoặc "quyền tương khắc".

 
Top