1) Hư lãnh đỉnh kình:
Đầu và cổ phải thẳng, lỏng tự nhiên, tuyệt đối không được dụng lực. Tập trung tinh thần, đỉnh đầu hư không, tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông.
2) Hàm hung bạt bối:
Hàm hung tức là ngực hơi thu lại, cảm giác như tạo một khoảng trống trong lồng ngực. Như thế khí dễ dàng được chu chuyển xuống phía bụng dưới. Thái Cực Quyền kỵ ưỡn ngực, bởi vì nó sẽ làm bế khí, tạo thành cảm giác thân trên nặng, thân dưới nhẹ. Bạt bối ý chỉ chu chuyển khí từ bụng dưới ra phía sau lưng, khi hàm hung thì cũng dễ bạt bối, bạt bối được thì kình lực có thể tích tụ từ eo lưng, muốn phát cũng dễ.
3) Tung yêu:
Tung yêu tức là lỏng eo. Eo là chủ tể của thân, khi lỏng eo thì hai chân tất có lực, hạ bàn vững chắc. Các động tác hư thực có thể dễ dàng biến hóa cùng sự xoay chuyển của eo lưng.
4) Hư thực phân minh:
Thái Cực Quyền chú trọng đến việc phân định hư thực trong mỗi động tác. Nếu toàn thân, trọng lượng cơ thể phần lớn nằm trên chân phải thì chân phải sẽ là thực, chân trái là hư. Ngược lại, nếu toàn thân, trọng lượng cơ thể phần lớn nằm trên chân trái thì chân trái là thực còn chân phải là hư. Hư thực được phân định như vậy, gặp khi xoay thân ra sau cũng sẽ linh hoạt và dễ dàng hơn, không mất nhiều sức lực. Nếu hư thực không phân định rõ ràng, bộ pháp sẽ trì trệ, đứng không vững, dễ bị địch chế ngự.
5) Trầm khiên trụy trừu:
Trầm khiên đó là buông lỏng khớp vai và hạ hướng xuống dưới, tuyệt đối không được nhô vai, so vai. Làm như thế thì khí sẽ luôn được khống chế ở hạ bàn. Trụy trừu đó là hai chỏ phải luôn chỉ hướng xuống phía dưới. Nếu chỏ hếch ngang hoặc hướng lên trên thì hiển nhiên sẽ nhô vai, như vậy không thể đạt được yêu cầu trầm khiên nữa.
6) Dụng ý bất dụng lực:
Khi luyện Thái Cực Quyền, toàn thân phải buông lỏng tự nhiên, huyết mạch, kinh lạc được lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, điều này còn có ý nói đến việc tập trung tinh thần khi đi quyền, dụng ý để chỉ dẫn động tác, không quá dụng lực. Tất nhiên khi luyện thôi thủ, tán thủ thì không thể không dùng đến lực.
7) Thượng hạ tương tùy:
Thân pháp, thủ pháp, nhãn pháp, bộ pháp trên dưới phải vận động nhịp nhàng, uyển chuyển, ăn khớp với nhau. Thủ đến thì nhãn và bộ cũng phải đến như thế mới có kình lực tổng thể.
8) Nội ngoại tương hợp:
Điều này nhấn mạnh đến Nội tam hợp và Ngoại tam hợp. Khi đi quyền phải đạt được Nội tam hợp: Tâm hợp với ý, ý hợp với khí, khí hợp với lực. Mỗi động tác bề ngoài phải đạt Ngoại tam hợp: Thủ hợp với túc (tay và chân hợp), trừu hợp với tất (chỏ và gối hợp), khiên hợp với khoát (vai hợp với hông). Xét về mặt tổng thể, khi đi quyền thì yêu cầu phải đạt được nội ngoại tương hợp, tức Nội tam hợp cũng phải hợp với Ngoại tam hợp, hay gọi chung là Lục hợp.
9) Tương liên bất đoạn:
Ngoại gia quyền chú trọng đến cương kình, cho nên có động tác có lúc ngừng nghỉ, giãn đoạn. Nội gia quyền yêu cầu các động tác phải liên quan liên tục với nhau, không ngừng nghỉ.
10) Động trung cầu tĩnh:
Ngoại gia quyền có những động tác nhảy bộ, dậm chân, phát kình, phát khí dũng mãnh, do đó khi luyện xong thì khí thường gấp gáp. Thái Cực Quyền thuộc Nội gia quyền, chủ trương dĩ tĩnh chế động, giá thức chậm rãi, hô hấp đều và sâu, khí luôn trầm Đan điền. Tuy vận động nhưng tin
Nguyên tác: Dương Trừng Phủ
Post a Comment