1. Chúng ta xem những người học quyền thuật, thường ban đầu thì rất hào hứng, nhưng cuối cùng bỏ dở, không chịu tập luyện, đến nỗi quên hết những điều đã học được. Như vậy là tại làm sao ? 

Bởi vì tâm lý của người ta thường thích cái mới quá chán cái cũ, vì vậy lúc mới học tham học nhiều để mau được lợi ích, lại muốn cho mau thành công. Trong lúc luyện tập quyền thuật, học môn này chưa xong, đã mong học một môn khác, căn bản vì vậy không được chắc chắn. 


Thêm nữa lại tập nhiều môn, nếu một ngày kia xa thầy, không khỏi gặp những điều thiếu sót, quên lần. Ðã thiếu sót, quên lần, thì tập không còn hứng thú. Bởi không hứng thú nên không ôn luyện, không bao lâu thì quên sạch những điều đã học. Ðó là một mối hại vậy.

2. Lại có người vì bận nhiều việc, tình cờ bỏ phế không tập trong một thời gian. Mà tập quyền cũng như tập viết, không nên gián đoạn một ngày. Nếu lỡ gặp phải một thời gian không tập luyện thì công phu tập luyện trước kia coi như mất cả. Vì vậy có kẻ bỏ một thời gian không tập rồi chán nản mà bỏ tập luôn ! Thật ra, nếu lỡ mất một thời gian không tập luyện cũng không đến nỗi hại lắm.

3. Phàm học một loại quyền thuật nào, nếu không luyện đến ngàn lần rất dễ bị quên... Nếu tập hơn ngàn lần thì thành thuộc mà thành ra xảo diệu. Trong đó có bao nhiêu phương pháp đều có thể tự mình lĩnh ngộ được. Không nên cầu học cho nhiều, chỉ chuộng hình thức bên ngoài. Vì vậy có người học quyền thuật mấy năm, có thể tập được rất nhiều bài quyền mà đến khi gặp kẻ địch thì không thể tự vệ được, cử động thất thế, đến nỗi bị những kẻ không học võ đánh bại ! Ðó là bởi tham nhiều mà không tinh luyện vậy.
................

(trích từ cuốn "Võ thuật Trung Hoa - Từ Triết Đông")

Post a Comment

 
Top