Trong kỹ thuật Suất pháp có rất nhiều mục khác nhau, chia ra làm nhiều phần, tỷ dụ như : tóm bắt, quật vật, khoá siết, tỳ đè, bẻ xương khớp,... Ở đây xin giới thiệu 2 kỹ thuật cơ bản

1. Kỹ thuật mượn lực chân, đánh ngã đối thủ :

Kỹ thuật đánh ngã đối phương bằng phương pháp bẫy đòn chân, sử dụng ở cánh tay đòn phía trước, kết hợp động tác xoay thân để triệt giảm tối đa sức mạnh của cú đá đối thủ.

Nguyên tắc bẫy đòn chân, là phải biết khống chế khoảng cách, lơi và ập đòn một cách hợp lý. Cánh tay không chặn trực diện hướng đòn chân, mà khẽ đi theo mượn lực chân của đối phương, rồi mới dùng thuật tóm bắt vật (Suất pháp) để giải quyết.

Trong khi tóm bắt vật, có thể kết hợp các đòn đánh bằng cùi chỏ ( hay gối), như thế đòn ra sẽ rất kín đáo, động tác bắt vật sẽ che đi lối ra đòn này, người ngoài khó nhận ra, chỉ có người trong cuộc mới biết. 


Động tác xoay thân, làm tăng lực ly tâm, mọi vật cản xung quoanh đường vòng cung tròn sẽ bị văng ra rất nhẹ nhàng mà không cần tốn nhiều sức, đồng thời hạn chế tối đa sự phản kháng phản đòn của đối thủ.


Video hướng dẫn Suất pháp tốc độ chậm

2. Kỹ thuật đỡ gạt đòn chân

Kỹ thuật phản công khác với kỹ thuật đôi công trong kỹ pháp đỡ đòn chân.

Trong các kỹ thuật đỡ đòn chân có kỹ thuật đơn kiều và song kiều. Muốn đỡ bằng đơn kiều thì kiều pháp phải tinh luyện nhuần nhuyễn, thường là không đối lực, chuyển hướng dẫn dắt chân đối thủ sang một hướng khác (làm lệch tâm). Đỡ bằng song kiều có thể chấp nhận đối lực, thường dùng bộ tay chữ "Nữ" hay chữ "Thập" và các biến thể của nó. Áp dụng cùng với các kỹ thuật du đẩy, làm lệch tâm, mượn lực, chuyển hướng,... rồi mới vào đòn.




VÕ ĐƯỜNG
Thiếu Lâm Nam Phái KungFu
VS. Hoàng Cao Phương



Post a Comment

 
Top